Vì sao phải tăng cường chức năng gan?

Là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng và độc tố từ hệ tiêu hóa, gan được ví như “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Vì thế, khi chức năng gan bị rối loạn thì khả năng lọc và thải chất độc trong máu của gan bị suy giảm, kéo theo hệ quả là một loạt các hoạt động sống trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Cấu tạo và vị trí của gan trong hệ tiêu hóa

Gan là cơ quan nội tạng và là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Với khối lượng lên tới 1,1 kg – 1.8 kg.

  • Gan nằm ở phía trên bên phải ổ bụng, sát với mặt dưới của cơ hoành.
  • Phía dưới ruột già và ruột non.
  • Phía sau bên phải của gan là thận phải.
  • Phía trước bên trái gan tiếp giáp với dạ dày và tạo nên túi mật.

Theo truyền thống, gan được chia thành hai thùy chính là thùy trái và thùy phải, dựa theo vị trí của dây chằng liềm nối liền gan với các hoành mô và thành bụng trước. Gan được bao bọc chung quanh bởi bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh.Thế nhưng, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác. Nên nếu gan bị tổn thương thì cơ thể thường không xuất hiện các triệu chứng.

cau-tao-vi-tri-cua-gan-trong-he-tieu-hoa

Chức năng gan quan trọng quyết định sự sống

Gan có nhiệm vụ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa sẽ được gan chuyển hóa thành năng lượng rồi dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống đủ chất. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.

1. Chức năng chuyển hóa các chất

  • Chuyển hóa glucid (glucose)

Gan giống như một “nhà kho” dự trữ đường. Khi glucose trong máu cao, gan sẽ tổng hợp thành glycogen và dự trữ ở gan. Khi nồng độ glucose trong máu thấp, gan sẽ chuyển glycogen này thành glucose để đưa trở lại vào máu. Nhờ vào khả năng đó mà đường trong máu không bị lên quá cao hay xuống quá thấp. Trong y học, người ta gọi đây là chức năng điều hòa đường huyết của gan.

  • Chuyển hóa protid (protein)

Chất đạm (protein) có trong thịt cá, đậu hũ… Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được tiêu hóa ở dạ dày vào ruột chuyển hóa thành các axit amin để dễ dàng hấp thụ vào máu. Một số chất đạm do gan sản xuất ra:

– Chất albumin: Khi gan khỏe, chất này giúp tạo ra áp lực keo cho huyết tương. Đó là áp lực làm cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu, nồng độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo trong máu cũng bị giảm theo. Vì vậy, nước trong lòng mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù.

– Fibrinogen globulin và các yếu tố đông máu số V, VII, IX, X giúp cho máu có thể đông lại để bịt kín và làm cho vết thương nhỏ ngưng chảy máu.

  • Chức năng chuyển hóa lipid

Gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol, giúp nồng độ cholesterol trong máu được duy trì ở một lượng thích hợp. Khi dư thừa cholesterol, chất này có thể bị đông lại và gây bệnh ở một số nơi như tim, mạch máu hoặc có thể tạo ra sỏi thận.

2. Chức năng khử độc

Gan có vai trò rất quan trọng trong quá trình khử độc nhờ quá trình tổng hợp ure từ NH3. Trong trường hợp 3/4 tổ chức gan bị hủy hoại hoặc cắt bỏ, chức năng tổng hợp ure của gan vẫn bình thường.

3. Chức năng sản xuất và bài tiết mật

Một trong những chức năng hết sức quan trọng của gan là tạo và bài tiết dịch mật. Dịch mật chứa nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:

– Muối mật là chất giúp cho mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thụ. Ngoài ra, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K…

– Sắc tố mật: Gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là bilirubin hay còn được gọi là sắc tố mật.

4. Chức năng dự trữ và tạo máu

– Từ tháng thứ ba đến cuối thời kỳ thai nghén, gan là cơ quan chính sản xuất hồng cầu của bào thai. Sau khi đứa trẻ ra đời, tuỷ xương đảm nhận chức năng sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Lúc này gan là nơi sản xuất các protein cần thiết cho sự tổng hợp hồng cầu.

– Tích trữ vitamin: Gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Đó là một loại vitamin giúp cho mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Lượng vitamin A dự trữ ở gan có thể đủ dùng trong 1 – 2 năm. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12…

Như vậy, việc tăng cường chức năng gan nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất tràn lan, gánh nặng càng đè lên cơ quan quan trọng này.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần không uống rượu bia, không sử dụng chất kích thích thì không cần tăng cường chức năng gan. Chung quy họ đã quên mất ngoài việc xử lý chất độc do cồn thì gan còn thực hiện rất nhiều chức năng khác.

HOTLINE 0986 849 066

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đã mua sản phẩm

Hotline: 0986 849 066 (Kinh doanh)