1. Lịch sử của cây Bạch quả
Bạch quả còn có tên gọi khác là Ngân hạnh, Rẽ quạt, Áp cước tử hay Công tôn thụ… Tên khoa học là Ginkgo biloba L.. Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
Đây là loài cây rất hiếm có lịch sử hàng nghìn năm được biết rất sớm trong lịch sử loài người.
Cây được coi là một hóa thạch sống của người Viking. Theo Vườn thực vật Missouri, Bạch quả là thành viên duy nhất của một nhóm thực vật cổ đại được cho là đã sinh sống trên trái đất cách đây 150 triệu năm. Nó đã gần như tuyệt tích trong một sự kiện tuyệt chủng lớn sau kỷ băng hà. May mắn, một ít cây đã còn sống sót ở Trung Quốc.
Theo truyền thuyết, các nhà sư Trung Quốc và Tây Tạng đã nhận thấy giá trị của loài cây quý hiếm này và bắt đầu nhân giống nó. Ở châu Á, cây đã trở thành biểu tượng của trường thọ và giác ngộ. Người Trung Quốc cổ đại trồng cây để tiêu thụ và sử dụng làm thuốc. Họ dùng Bạch quả để làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Hạt dùng để ăn với mục đích tăng cường sức khỏe.
Một số cây được tìm thấy ở Trung Quốc đã hơn 2.500 năm tuổi. Cây có thể cao hơn 130 feet (tương đương 39.624m) và có thể sống hơn 1.000 năm.
Ở phương Tây, vào cuối những năm 1600, Engelbert Kaempfer là người châu Âu đầu tiên phát hiện ra loài cây “linh thiêng” này. Đến năm 1771, Linnaeus đã đặt tên cho cây là Ginkgo Biloba.
Năm 1784, loài cây này được đưa sang Mỹ đến khu vườn của William Hamilton.

2. Mô tả dược liệu
Cây to, cao 20 – 30m, tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, phần giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
Lá thường được dùng làm thuốc. Sau khi thu hoạch, lá được đem phơi hay sấy khô làm thuốc.
Hạt thu hoạch từ quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, đập giập, loại bỏ vỏ cứng, lấy nhân, bóc bỏ màng ngoài. Rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. Hạt được dùng sống hoặc sao vàng. Hạt có độc, nên cẩn thận khi dùng.
3. Thành phần chứa trong Bạch quả
Thành phần hóa học đáng chú ý trong lá Bạch quả: 22% – 27% flavone glycoside (ginkgetin, bilobetin và sciadopitysin); terpene lactones (ginkgolides và diterpenes); bilobalide và các axit Ginkgolic.
Hầu hết chiết xuất từ cây Bạch quả đều ở dạng EGb 761. EGb 761 được chuẩn hóa để bao gồm 6% terpenoid và 24% flavonoid glycoside.